Một số bài thuốc từ cây bạch đàn

 Cây bạch đàn có lẽ chẳng xa lạ gì với chúng ta, nhiều người chỉ biết đến nó với mục đích lấy gỗ. Tuy nhiên cây bạch đàn còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, dưới đây xin chia sẻ Một số bài thuốc từ cây bạch đàn

Xem thêm về site >> https://tucomcongnghiepchinhhang.blogspot.com/2020/08/dich-vu-lap-at-tu-com-cong-nghiep-8.html

Bạch Đàn còn có Tên khác: Khuynh diệp

+ Tên khoa học: Aromadendron Andrews ex Steud

+ Họ: Đào kim cương Myrtaceae

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Lá và vỏ

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm nhưng dùng để chiết xuất tinh dầu, lá khuynh diệp thường thu hoạch vào gần hè

Chế biến: Lá bạch đàn đem hái, rửa sạch và phơi trong bóng râm đến khi khô. Trong trường hợp tươi, không cần chế biến có thể sử dụng điều trị bệnh luôn

Bảo quản: Lá khô được bảo quản trong túi hoặc lọ kín

Khuynh diệp chứa lượng lớn tinh dầu với các thành phần hóa học chính như cineol, Aldehyde Valeric, butyric,…

II. Vị thuốc bạch đàn

1. Tính vị

Tính hàn, vị đắng

2. Công dụng

Lá và vỏ cây khuynh diệp được sử dụng như một vị thuốc Đông y mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh như:

Điều trị các bệnh lý về đường hô hấp: Trong lá và vỏ bạch đàn có chứa nhiều hoạt chất có lợi, giúp làm giảm chất nhầy do viêm đường hô hấp gây nên. Với các bệnh như cảm cúm thông thường hoặc cảm lạnh có thể sử dụng chiết xuất từ lá bạch đàn để khắc phục bệnh.

Giúp cải thiện hệ thống miễn dịch: Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các chiết xuất từ lá khuynh diệp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn E. Coli và nấm men gây nhiễm trùng. Không những thế, vị thuốc tự nhiên này còn có công dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây hại bên ngoài.

Giảm căng thẳng và stress: Các thành phần hóa học có trong khuynh diệp được xem như là chất kích thích tự nhiên, giúp hệ thần kinh thư giãn và giảm cảm giác mệt mỏi, stress

Giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường: Một vài nghiên cứu chỉ rõ công dụng điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường của lá bạch đàn.

Điều trị các bệnh ngoài da: Bao gồm bệnh hôi nách, ngứa, bệnh ghẻ 

Giảm đau nhức khớp: Tinh dầu khuynh diệp có tác dụng làm mát. Do đó, khi xoa lên da giúp tạo cảm giác dịu mát và giảm bớt đau nhức. Bên cạnh đó, các thành phần chứa trong khuynh diệp còn có công dụng giúp hệ cơ và thần kinh thư giãn. Đồng thời thúc đẩy máu lưu thông đến bộ phận khớp bị tổn thương. Từ đó giúp sửa chữa khớp bị thương tổn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ bạch đàn theo kinh nghiệm dân gian

+ Giảm căng thẳng và stress

Dùng 3 – 5 lá khuynh diệp tươi đem rửa sạch và cho vào cốc nước sôi hãm trong 5 phút rồi uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày giúp tinh thần thoải mái, giảm lo âu và mệt mỏi.

+ Chữa bệnh tiểu đường

Dùng lá khuynh diệp tươi hãm nước nóng và uống. Mỗi ngày nên uống từ  1- 2 tách.

Xem thêm về site >> https://sites.google.com/site/tunaucomcongnghiepchinhhang/tu-hap-com-12-khay-gas-dien-tai-hai-duong

+ Điều trị hôi nách

Sử dụng một nắm lá bạch đàn tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt và thoa đều lên nách sau khi tắm hoặc cũng có thể dùng cả bã chà lên. Mỗi ngày thực hiện một lần và làm liên tục trong một tuần để có kết quả điều trị như ý muốn.

+ Chữa ho

Dùng tinh dầu khuynh diệp thoa đều lên cổ họng, ngực và hai bên thái dương. Trong trường hợp không có tinh dầu, người bệnh có thể dùng một nắm lá bạch đần kết hợp với 10 nhánh sả đun sôi. Dùng hỗn hợp nước này xông hơi và tắm.

+ Trị đau nhức xương khớp

Sử dụng tinh dầu bạch đàn thoa đều lên vùng khớp bị đau nhức rồi tiến hành massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng lá khuynh diệp nấu nước và ngâm. Thực hiện thường xuyên và đều đặn 2 – 3 lần trong tuần giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức do xương khớp gây nên.

+ Chữa ngứa ngoài da và bị ghẻ

Sử dụng 1 – 2 nắm lá bạch đàn nấu với 1,5 lít nước rồi dùng nước này tắm hàng ngày sẽ giúp giảm ngứa và hết ghẻ.

+ Điều trị bệnh á sừng

Dùng lá khuynh diệp đem rửa sạch và đun với 3 lít nước. Sau khi nước sôi khoảng 5 – 10 phút, thêm một ít muối vào và cờ nước nguội dùng ngâm chân, tay bị á sừng.

Theo thuocdantoc.org

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những tác dụng tuyệt vời của Na đối với cơ thể

Vài bài thơ hay về ghế đá

Bài thơ Trước Biển của tác giả Nguyễn Lan Hương